CÔNG DỤNG CHÍNH CỦA TINH DẦU TRÀM GIÓ OLIA
Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol (Eucalytol), Alpha Terminal và Limonene
– Nhờ hợp chất Cineol. Nó rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, vi rút và nấm.
– Đặc biệt loại tinh dầu rất hay được sử dụng cho các bệnh về đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng… Nó làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như: Ho, hắt hơi, chảy mũi, tắc đờm và cả sốt.
– Thậm chí nếu bạn bị những vết thương ngoài da, bạn cũng có thể sử dụng loại tinh dầu này để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.
– Giúp tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn đồng thời giúp tăng tiết mồ hôi. Nhờ khả năng này chúng ta có thể dùng tinh dầu tràm để hạ sốt, giải độc, giải cảm.
– Hợp chất Cineol thành phần của tinh dầu tràm có tác dụng xua đuổi côn trùng như: muỗi, gián, ruồi… Vì vậy hãy thử cho một vài giọt tinh dầu này vào đèn xông tinh dầu và bật nó mỗi ngày.
– Sử dụng tinh dầu tràm gió chống viêm: Pha tinh dầu tràm gió cùng với nước với tỷ lệ 5-10% rồi nhỏ mũi để giúp sát khuẩn và trị nghẹt mũi. Hoặc pha tinh dầu tràm gió với nước theo tỷ lệ 0.2% tinh dầu để rửa vết thương.
– Giữ ấm cho bé, bảo vệ đường hô hấp và tránh được ốm vặt cho trẻ em
- Bảo quản tinh dầu ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, trong lọ thủy tinh kín, tối màu.
- Ngừng sử dụng nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ.
- Đây là tinh dầu tràm hữu cơ nguyên chất nên có thể được dùng trong dược phẩm, an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu tràm với các cơ sở khác nhau. Để phân biệt loại chất lượng tốt, nhất là khi dùng để tắm và xoa cho trẻ nhỏ các mẹ có thể bôi thử một chút dầu tràm lên da tay trẻ hoặc da tay của mình, sau đó đợi khoảng 15 đến 20 phút nếu thấy da không bị ngứa hoặc mẩn đỏ thì có thể yên tâm sử dụng. Tinh dầu tràm tự nhiên có mùi thơm rất dễ chịu.